Yb Cập nhật về thị trường Dược phẩm Việt Nam năm 2013 - CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM THIÊN PHÚC

Danh mục sản phẩm thuốc

HOTLINE


0986 78 78 98

02628 555 888
Email: thienphucphar@gmail.com
QC Thuoc Trai
QC Thuoc Trai 1
QC Thuoc Trai 2
QC Thuoc Trai 4

Tin Tức

Thống Kê Truy Cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 12

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 11


Hôm nayHôm nay : 407

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 18037

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 5309003



Cập nhật về thị trường Dược phẩm Việt Nam năm 2013

Thứ bảy - 22/03/2014 09:51
Cập nhật về thị trường Dược phẩm Việt Nam năm 2013

Cập nhật về thị trường Dược phẩm Việt Nam năm 2013

Ames Gross, một thành viên của Pacific Bridge Medical, chia sẻ những hiểu biết của mình về thị trường dược phẩm Việt Nam, một trong những thị trường phát triển nhanh nhất ở châu Á.
Ames Gross, một thành viên của Pacific Bridge Medical, chia sẻ những hiểu biết của mình về thị trường dược phẩm Việt Nam, một trong những thị trường phát triển nhanh nhất ở châu Á.

Doanh số của thị trường dược phẩm Việt Nam năm 2012 là gần 3 tỷ USD – bằng một phần ba thị trường Ấn Độ. Thị trường Việt Nam được dự đoán ​​sẽ tăng trưởng  với tỷ lệ hơn 20% vào năm 2017. Theo Business Monitor International, Việt Nam đứng thứ 13/175 về tốc độ tăng trưởng mức chi tiêu cho dược phẩm.

Chi tiêu cho dược phẩm bình quân trên đầu người ở Việt Nam cũng tăng trưởng theo . Trong năm 2010, một người Việt Nam chi 104 USD cho các sản phẩm dược phẩm, con số này so với Trung Quốc là 148 USD và Ấn Độ là 51 USD. Mức chi tiêu về thuốc theo đầu người tại Việt Nam được dự đoán có thể tăng hơn gấp đôi vào năm 2015. Tăng trưởng này được thúc đẩy bởi sự phát triển của xã hội và bởi sự mở rộng của hệ thống bảo hiểm y tế quốc gia. Ngày nay, 65% trên 89 triệu người dân Việt Nam có bảo hiểm y tế . Đến năm 2020 , con số này có thể đạt 90% .

“Doanh số của thị trường dược phẩm Việt Nam năm 2012 là gần 3 tỷ USD – bằng một phần ba thị trường Ấn Độ”

Những điều này làm cho Việt Nam trở thành một điểm đến hấp dẫn cho các công ty dược phẩm nước ngoài, với số lượng đang ngày càng tăng ở Việt Nam.

Tổng quan về thị trường

Doanh số  các công ty dược phẩm nội địa chiếm gần một nửa nhu cầu về thuốc của Việt Nam trong năm 2012. Tuy nhiên, gần như tất cả những sản phẩm này là các thuốc generic giá rẻ. Hơn 70% giá trị của thị trường là từ nhập khẩu. Tất cả sản phẩm dược công nghệ cao tại Việt Nam đều từ nhập khẩu.

Trong năm 2012, có khoảng 170 công ty dược phẩm tại Việt Nam. Gần mười phần trăm trong số này có vốn đầu tư nước ngoài, bốn phần trăm khác hoạt động dưới hình thức liên doanh. Các công ty dược phẩm lớn nhất về thị phần là GlaxoSmithKline, Bristol Myers Squibb và Novartis. Công ty Việt Nam hàng đầu là Savipharm và Imexpharm.

Để sản phẩm của doanh nghiệp nội địa có chất lượng cao hơn, chính phủ Việt Nam gần đây khuyến khích các doanh nghiệp phải đạt chứng chỉ thực hành sản xuất thuốc (GMP). Tuy nhiên tới nay chỉ có khoảng một phần ba các công ty dược Việt Nam đạt GMP.

Cho ray

Bệnh Viện Chợ Rẫy

Cơ sở hạ tầng y tế

Theo Bộ Y tế Việt Nam, hiện nay cả nước có 140 bệnh viện tư nhân và gần 900 bệnh viện công. Trong số các bệnh viện tư nhân, sáu bệnh viện là đầu tư nước ngoài với tổng số vốn gần 95 triệu USD.

Chính phủ Việt Nam đang có các khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng y tế. Ngân sách 2013 của Bộ Y tế đã dành cho việc thành lập các cơ sở y tế mới (và nâng cấp các cơ sở xuống cấp) trong các vùng nông thôn và khó khăn. Theo Bộ Y tế Việt Nam, từ năm 2009 họ đã đầu tư 2,5 tỷ USD để cải thiện cơ sở hạ tầng y tế.

“Mức chi tiêu về thuốc theo đầu người tại Việt Nam được dự đoán có thể tăng hơn gấp đôi vào năm 2015″

Thâm nhập thị trường

Trước đây, các công ty dược phẩm nước ngoài không được phép thành lập các công ty con với 100% vốn sở hữu tại Việt Nam. Thay vào đó họ phải liên doanh với các công ty dược phẩm trong nước. Nhưng ngày nay các công ty con với 100% vốn sở hữu nước ngoài đã được cho phép. Kể từ năm 2009, các công ty dược phẩm nước ngoài cũng đã được phép mở chi nhánh tại Việt Nam.

Việc thành lập công ty con thường giúp công ty mẹ kiểm soát nhiều hơn trong kinh doanh. Tuy nhiên, việc thành lập một công ty con có thể là một quá trình lâu dài và nhiêu khê. Chính phủ Việt Nam yêu cầu công ty mẹ phải có cơ sở sản xuất tại Việt Nam. Vì vậy, chỉ những công ty xác định lợi ích thương mại về lâu dài mới có xu hướng làm như vậy. Nhiều công ty dược phẩm nước ngoài chọn cách quảng bá và thương mại sản phẩm của mình thông qua các nhà phân phối Việt Nam.

savipharm

Công ty Dược SaviPharm

Đăng ký sản phẩm

Cục Quản lý dược Việt Nam, trực thuộc Bộ Y tế, là cơ quan quản lý nhà nước về dược phẩm. Các quy định quản lý nhà nước thường là không rõ ràng và được áp dụng theo từng trường hợp cụ thể. Sự không chắc chắn này có thể đặt ra một rào cản cho các công ty dược phẩm nước ngoài trong việc thâm nhập thị trường. Ngoài ra, thời gian cấp phép cho sản phẩm dược phẩm thường không thống nhất. Nếu không có các mối liên hệ cần thiết, thường gặp phải tình trạng trì hoãn rất lâu.

Chỉ có các đối tượng sau đây được phép đăng ký thương mại sản phẩm dược phẩm tại Việt Nam:
• Doanh nghiệp sản xuất dược phẩm trong nước.
• Doanh nghiệp nước ngoài được cấp phép sản xuất dược phẩm tại Việt Nam.
• Doanh nghiệp trong nước được phép kinh doanh dược phẩm .
• Doanh nghiệp nước ngoài được cấp phép kinh doanh dược phẩm.

Một hồ sơ đăng ký sản phẩm gồm các mục sau đây:
• Chứng nhận đạt tiêu chuẩn GMP của cơ sở sản xuất tại nước sản phẩm.
• Chứng nhận Lưu hành sản phẩm (Free Sale Certificate) tại nước xuất xứ. Các sản phẩm lưu hành tại Việt Nam phải có các thông số kỹ thuật tương tự như các sản phẩm tại nước xuất xứ.
• Thông tin sản phẩm bao gồm tương tác thuốc, chỉ định, liều lượng, xử trí khi quá liều, điều kiện bảo quản và thời hạn sử dụng .
• Thông tin chi tiết liên quan đến quá trình sản xuất, cũng như các thủ tục quy trình kiểm soát chất lượng.
• Dữ liệu về độ ổn định (trong thực tế) từ 3 lô sản xuất.
• Chỉ tiêu chất lượng bao gồm các phương pháp kiểm định thành phẩm, nguyên liệu, tá dược .
• Ba mẫu thành phẩm, bao gồm cả Giấy chứng nhận phân tích (Certificate of Analysis), mẫu hoạt chất và tá dược .
• Vật liệu đóng gói bao gồm nhãn dán bằng Tiếng Việt.

Hầu hết các tài liệu yêu cầu phía trên có thể gửi bản tiếng Anh. Sau khi Bộ Y tế bắt đầu quá trình xét duyệt, giấy phép được cấp sau 6 tháng. Thời hạn lưu hành là không quá năm năm .

“Thị trường các phòng mạch tư nhân tại Việt Nam cũng đã tăng mạnh sau khi chính phủ dỡ bỏ lệnh cấm hành nghề y tư nhân trong những năm 1980″

Phân phối

Pháp luật Việt Nam quy định doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Foreign Invested Enterprises – FIE) không được phép phân phối sản phẩm dược phẩm tại Việt Nam. Vì vậy, các công ty dược nước ngoài thường liên kết với doanh nghiệp phân phối Việt Nam để thương mại sản phẩm của họ trên thị trường Việt Nam.

Phân phối dược phẩm tại Việt Nam được thực hiện thông qua hai kênh, bệnh viện (treatment channel) và thương mại (commercial channel). Phân phối vào kênh bệnh viện thông qua đấu thầu. Phân phối ở kênh thương mại là chào bán trực tiếp đến hiệu thuốc và một số tổ chức thương mại khác. Hiện nay, một phần ba việc phân phối diễn ra thông qua các kênh bệnh viện và hai phần ba việc phân phối là thông qua kênh thương mại. Các công ty dược phẩm nước ngoài muốn sản phẩm của mình thâm nhập rộng rãi cần phải đẩy mạnh hoạt động ở kênh bệnh viện.

” … các công ty dược nước ngoài thường liên kết với doanh nghiệp phân phối Việt Nam để thương mại sản phẩm của họ trên thị trường Việt Nam”

Quá trình đấu thầu đầy rẫy tham nhũng. Một cuộc thanh tra của chính phủ năm 2010 cho thấy rằng giá thuốc bán lẻ Việt Nam cao hơn giá thuốc loại tương tự tại các quốc gia khác tám lần. Tại Hà Nội, đoàn thanh tra phát hiện thấy giá trúng thầu đối với nhiều loại thuốc cao hơn giá nhập khẩu ban đầu đến 130-245%! Nguyên nhân đưa ra là do tham nhũng tại bệnh viện .

Tại Việt Nam, các bác sĩ được trả lương rất thấp và các thành viên của Ủy ban mua sắm vật tư bệnh viện sẽ nhận được “hoa hồng” từ doanh số dược phẩm trong bệnh viện. Vì vậy, theo lẽ tự nhiên, họ có xu hướng chấp nhận hồ sơ dự thầu có giá cao. Trong quá khứ, các công ty dược phẩm muốn tồn tại trong thị trường Việt Nam sẽ thuận theo yêu cầu của bệnh viện là tăng giá thầu cao hơn so với bình thường. Tình trạng này đang được thay đổi, nhưng khá chậm.

Hoạt động quảng cáo thuốc

Quảng cáo sản phẩm dược phẩm vẫn còn rất hạn chế ở Việt Nam. Ví dụ, các loại thuốc kê toa không được phép quảng cáo trực tiếp cho bệnh nhân. Các công ty dược phẩm có thể quảng bá sản phẩm của họ cho các quan chức y tế và nhân viên y tế thông qua các cuộc hội thảo y tế và các hội nghị. Tuy nhiên, các công ty dược phẩm nước ngoài phải được cấp phép của Sở Y tế trước khi tổ chức bất kỳ hội nghị nào. Họ cũng phải cung cấp bản sao của bài trình bày để Sở Y tế cấp duyệt trước. Tất cả các tài liệu dung để quảng cáo khác phải được đăng ký với Cục quản lý Dược Việt Nam .

Các công ty nước ngoài tại Việt Nam

Hiện nay sự quan tâm của các công ty dược nước ngoài trong việc xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh tại Việt Nam ngày càng tăng. Ví dụ, năm 2012 công ty Nipro Pharma của Nhật Bản đã đầu tư 250 triệu USD vào một nhà máy sản xuất thuốc và thiết bị y tế. Cơ sở này sẽ chuyên sản xuất sản phẩm chất lượng cao, thuốc tiêm giá rẻ để xuất khẩu vào các nước đã phát triển, trong đó có Nhật Bản.

Một số các công ty dược phẩm khác đang thúc đẩy việc mua cổ phần của các đối tác Việt Nam. Trong năm 2012, công ty Stada Service Holding ở Hà Lan đã mua lại 25% cổ phần của Pymepharco. Giao dịch này nâng tổng số cổ phần của Stada Holdings Service nắm giữ lên đến 49%.

Một số khác các công ty dược phẩm nước ngoài đang hợp tác với các nhà sản xuất thuốc Việt Nam trong sản xuất và phân phối. Trong năm 2010, GlaxoSmithKline đã ký hợp đồng với công ty hàng đầu Việt Nam là Savipharm. Theo thỏa thuận, công ty GlaxoSmithKline chịu trách nhiệm về thương hiệu và thương mại sản phẩm, hỗ trợ kỹ thuật và kiểm soát chất lượng (bao gồm cả việc nâng cấp các hệ thống đảm bảo chất lượng của Savipharm), còn Savipharm chịu trách nhiệm cho sản xuất và phân phối. 

Về tác giả: 
Ames Gross là chủ tịch và người sáng lập của Pacific Bridge Medical, một công ty tư vấn đặt tại Bethesda, Maryland,  chuyên giúp các công ty dược phẩm trong việc phát triển kinh doanh tại thị trường Châu Á. Ames Gross là một nhà lãnh đạo đã được công nhận ở tầm quốc gia và quốc tế về thị trường dược châu Á, ông sáng lập Pacific Bridge Medical vào năm 1988, tới nay đã giúp hàng trăm các công ty dược trong việc phát triển kinh doanh và các vấn đề pháp lý ở châu Á.

Theo PharmaPhorum

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn