Yb
Đang truy cập : 11
Hôm nay : 401
Tháng hiện tại : 18031
Tổng lượt truy cập : 5308997
Có những lý do sau đây cho xu hướng này. Nhân tố chủ đạo là sự già đi của dân số và kèm theo những lối sống không lành mạnh. Thống kê cho thấy có khoảng 30% dân số không tập thể dục đầy đủ, hơn 20% sẽ bị thừa cân hoặc béo phì, hơn 13% sẽ là dân số lớn tuổi (>60 tuổi). Với sự già đi của dân số, nhiều quốc gia đã gia tăng số tuổi phải nghỉ hưu. Điều này có nghĩa là sẽ có nhiều hơn những người phải vẫn phải làm việc ở độ tuổi mà tại đó các bệnh mãn tính thường khởi phát. Giá trị xã hội và kinh tế của các thuốc điều trị bệnh mãn tính cũng sẽ theo đó mà tăng lên. Ngoài ra sự tiến bộ của y học cũng góp phần vào xu hướng này. Những bệnh từng được xem là nguy hiểm sẽ dần dần được điều trị hiệu quả, làm tăng tuổi thọ của người dân.
Cũng cần nói đến yếu tố môi trường, sự nóng lên của trái đất sẽ làm thay đổi cấu trúc bệnh học. Những bệnh nhiễm từng được xem là chỉ có ở những quốc gia đang phát triển và nhiệt đới có thể sẽ lan đến các khu vực đã phát triển. Tuy nhiên giá thuốc sẽ là một rào cản. Các hãng dược cần phải giảm giá thành và kỳ vọng nhiều hơn vào khối lượng sản phẩm bán ra do nhiều quốc gia sẽ không có đủ khả năng chi trả cho giá thuốc quá cao, cùng với chính sách thắt chặt quản lý giá thuốc mà Namud sẽ trình bày tiếp theo đây.
Bác sĩ ra quyết định điều trị theo kinh nghiệm cá nhân không còn nhiều như ngày xưa, thay vào đó là ra quyết định dựa trên phác đồ. Từ đó làm cho khách hàng của các công ty dược đang ngày càng trở nên tập trung và thu hẹp nhiều hơn, đồng thời cũng mở rộng đến những đối tượng nhiều quyền lực hơn. Điều này đang ngày càng ảnh hưởng một cách to lớn đến chiến lược sales và marketing sản phẩm. Ngành công nghiệp dược sẽ cần phải làm việc nhiều hơn để có doanh số, sẽ cần phối hợp nhiều hơn với các tổ chức chi trả cho dịch vụ y tế (các công ty bảo hiểm), cùng với việc tăng sự tuân thủ điều trị cho bệnh nhân để đầu tư tạo ra hiệu quả cao nhất. Như vậy vai trò của bệnh nhân và tổ chức chi trả cho y tế sẽ ngày càng quan trọng hơn và cần có nhiều hơn những hoạt động hướng đến hai đối tượng này.
Theo xu hướng này thì trong tương lai vai trò của bộ phận KAM và marketing sẽ ngày càng lớn hơn. Kéo theo sự cắt giảm nhân sự của bộ phận sales?
Những nhà làm chính sách đang đánh giá đo lường hiệu quả y học và cả kinh tế y tế của nhiều trị liệu. Sự phát triển ngày càng rộng của hệ thống thông tin y tế điện tử (electronic medical records) sẽ cung cấp nhiều hơn và chính xác hơn những thông tin về hiệu quả và lợi ích sản phẩm, từ đó giúp xác định điều trị nào là tốt nhất, ngừng cấp phép cho những thuốc quá đắt tiền và kém hiệu quả so với những thuốc được so sánh. Họ sẽ chi trả dựa trên những lợi ích thực sự mà sản phẩm mang lại. Vì vậy các công ty dược sẽ phải chứng minh không chỉ là lợi ích điều trị của sản phẩm mang lại mà còn là lợi ích kinh tế tốt hơn những điều trị khác.
Kết quả của điều này là gì? Cho dù sản phẩm có bao nhiêu trình dược viên phụ trách, bao nhiêu hàng mẫu được tung ra, nếu không mang lại lợi ích tốt hơn với điều trị so sánh, thì khách hàng, các bác sĩ, cũng sẽ không sử dụng chúng. Chính sách giá thuốc sẽ thay đổi và ảnh hưởng to lớn đến các công ty Dược. Nếu như trước đây giá thuốc được xác định bởi nhà sản xuất thì nay, giá thuốc sẽ dựa trên những đánh giá của cộng đồng y khoa về sản phẩm. Đây là thay đổi tại châu Âu và Mỹ, tuy nhiên sẽ có ảnh hưởng to lớn đến thị trường thế giới do các thị trường khác xác định giá thuốc dựa vào tham khảo giá tại những thị trường đã phát triển. Tại châu Âu, cuộc khủng hoảng kinh tế trong những năm vừa qua đã tạo nên một xu hướng quản lý chặt chẽ giá thuốc hơn và cắt giảm giá thuốc tại châu lục này. Doanh số tại các nước châu Âu đã sụt giảm ngay sau đó. Và doanh số ở nhóm GIIPS (Greek, Italy, Ireland, Portugal, Spain) được dự báo sẽ giảm còn 65,4 tỷ USD vào năm 2020, so với năm 2011 là 81,3 tỷ USD! Đây cũng là một ví dụ cho thấy khủng hoảng kinh tế tác động lên ngành Dược như thế nào.
Đáng chú ý đó là chi tiêu về dược phẩm trên đầu người gia tăng nhanh nhất tại những nhóm quốc gia đã phát triển. Như vậy, chiếc bánh đã to ra nhưng sẽ khó chạm đến hơn rất nhiều và những điều trị thực sự mang lại hiệu quả sẽ gặt hái doanh số khủng.
Các quốc gia và các tổ chức y tế quốc tế đang thận trọng hơn trong việc cấp phép cho các điều trị mới khi xảy ra các trường hợp những thuốc mới được cấp phép bị rút giấy phép do tác dụng nguy hiểm cho bệnh nhân, ví dụ như là trường hợp của Vioxx, Avandia..
Thị trường dược phẩm thế giới đang trở nên khốc liệt hơn, với những chính sách ngày càng chặt chẽ hơn, quản lý giá thuốc ngày càng gay gắt hơn và sự “soi xét” ngày càng nhiều hơn của chính phủ, đó là những xu hướng sẽ còn tiếp tục tiến triển
Tăng trưởng tại các quốc gia đã phát triển có vẻ như là đã chững lại và ít sôi động. Chi phí y tế hầu như chững lại tại Mỹ và Nhật. Còn ở châu Âu thì có xu hướng giảm trong tươn lai gần. Điều này làm cho các thị trường mới nổi càng trở nên hấp dẫn hơn. Thị trường tại các nước trong khối BRIC tăng trưởng khoảng 22.6%, còn tại 13 quốc gia khác, được gọi là “the fast followers”, tăng trưởng trung bình khoảng 7.2%.
Tuy hấp dẫn như thế nhưng làm ăn tại những quốc gia đang lên này không phải dễ dàng. Những công ty chưa có kinh nghiệm tại các thị trường mới nổi rất dễ nếm trái đắng nếu không tìm hiểu nghiên cứu kỹ càng. Những nước đang phát triển có những đặc điểm rất khác biệt về y học lâm sàng, kinh tế và hệ thống y tế, cũng như là tình hình bảo vệ sở hữu trí tuệ. Do đó thành công tại Mỹ hay châu Âu không phải là một lợi thế để thành công tại thị trường đang phát triển. Bất cứ công ty nào muốn thành công tại thị trường này cần phải có một chiến lược riêng và khác với các quốc gia đã phát triển, đáp ứng đến từng nhu cầu riêng lẻ của thị trường. Như CEO Joe Jimenez của Novartis đã từng nhận xét về thị trường Trung Quốc: “khó khăn nhưng đáng giá”.
Khu vực chăm sóc sức khỏe tổng quát (primary care) đang mở rộng nhờ những tiến bộ trong điều trị những bệnh từng được coi là nguy hiểm chết người. Khu vực OTC cũng đang có sự mở rộng do nhiều sản phẩm ETC từng bước được chuyển sang OTC. Nhu cầu của bệnh nhân cũng thay đổi theo đó. Điều trị sẽ dịch chuyển từ bác sĩ là chủ yếu sang nhiều dịch vụ điều trị hỗ trợ (ancillary care) hoặc bệnh nhân sẽ tự theo dõi việc điều trị của họ. Bệnh nhân cần nhiều thông tin về điều trị hơn và mảng thông tin cho bệnh nhân sẽ phát triển. Việc điều trị sẽ dịch chuyển từ bác sĩ chuyên khoa sang tổng quát. Bệnh nhân sẽ cần nhiều hơn đến các dịch vụ khám chữa bệnh tại nhà và điều này có thể ảnh hưởng đến hệ thống phân phối. Những nhà phân phối triển khai các dịch vụ phân phối y tế đến tận nhà bệnh nhân có thể sẽ đi trước và nắm được thời cơ.
Theo Namud, đây là xu hướng tại các quốc gia có hệ thống y tế đã phát triển ở mức cao, có sự phân tách rõ ràng giữa các mức chăm sóc y tế (tổng quát, chuyên khoa,..). Tại các quốc gia đang phát triển và đang còn hoàn thiện hệ thống y tế, xu hướng này có thể chưa xảy ra trong tương lai gần. Tuy nhiên có một xu hướng chung có thể là, bệnh nhân cần được biết họ đang uống thuốc gì và vai trò của họ sẽ ngày càng quan trọng hơn trong việc ra quyết định điều trị.
Với tuổi thọ trung bình đang ngày càng tăng, nhu cầu cần được chăm sóc sức khỏe tốt hơn thì việc phòng bệnh ngày càng trở nên được quan tâm hơn. Nhiều chính phủ đang chuyển hướng tập trung từ chữa bệnh sang phòng bệnh, mặc dù có thể họ chưa đầu tư nhiều vào công tác phòng chống bệnh tật. Xu hướng này sẽ mở ra nhiều cơ hội các công ty Dược dấn thân vào lĩnh vực này bởi khi tập trung vào phòng bệnh, chính phủ sẽ phải chi nhiều tiền hơn. Vaccine sẽ là một nhân tố quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng cho các hãng Dược. Xu hướng này cho thấy tầm nhìn của Bill Gates trong cả lĩnh vực Dược phẩm, khi ông từng khuyên các hãng Dược nên đầu tư nhiều hơn vào vaccine. Hiện tại, thị trường vaccine tăng trưởng mỗi năm 10-15% so với mức trung bình của toàn thị trường là 5-7% và được dự báo sẽ tăng gấp đôi từ 2012 đến 2020.
Tổng hợp từ báo cáo của PricewaterhouseCoopers
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn