Yb
Đang truy cập : 6
Hôm nay : 2244
Tháng hiện tại : 14477
Tổng lượt truy cập : 5245903
Sau 2 ngày bị tiêu chảy, em bé 3 tháng tuổi người Ai Cập đã trở nên rất mệt mỏi, bé yếu đến nỗi mẹ phải nâng bầu vú thì bé mới bú mẹ được. Các bác sĩ lo sợ rằng tình huống xấu nhất là em bé có thể sẽ bị suy kiệt và buộc phải đem tới một trung tâm y tế ở Alexandria để điều trị. Bệnh tiêu chảy cấp tính là tử thần chính ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên, không đầy 4 giờ đồng hồ sau đó, em bé đã khỏe hơn và có thể tự bú mẹ - tất cả là nhờ sự trợ giúp của một dung dịch gồm đường, nước và muối.
TS. Norbert Hirschhorn nói rằng, sự chuyển đổi liệu pháp bù nước qua đường uống đã mang lại kết quả khó tin. Ông vui vẻ cho biết: Nhìn thấy ai đó từ cõi chết trở về, thoát khỏi hiểm họa của các căn bệnh có thể dễ dàng cướp đi mạng sống cũng giống như Lazarus từ địa ngục hoàn sinh - thật sự là một phép nhiệm màu.
Em bé Ai Cập tròn 3 tháng tuổi này đã phải đến trung tâm bù nước sau khi ốm nặng vì bệnh tả.
Truy lùng sự cân bằng
TS. Norbert Hirschhorn đã tham gia việc nghiên cứu liệu pháp bù nước qua đường uống vào năm 1964. Ông từng phục vụ trong quân ngũ và làm việc cho Cơ quan Y tế công cộng Mỹ (PHS) - được chuyển đến Bangladesh, khi đó nơi này được biết đến dưới tên gọi là Đông Pakistan, nơi xảy ra dịch tiêu chảy nguy hiểm. Tiêu chảy cấp tính, bệnh nhân sẽ nhanh chóng mất nước trầm trọng. Ở Đông Pakistan, hơn 40% dân làng thường chết do không được điều trị tiêu chảy đúng cách.
Lúc đó, ở bệnh viện, người ta đã áp dụng liệu pháp bù nước bằng cách tiêm vào tĩnh mạch. Cách chữa này khá tốn kém và thường không có sẵn một khi bệnh nhân cần. Vì thế mục tiêu cấp thiết là phải tìm ra cách điều trị nào đó mà có thể bổ sung nước qua đường miệng và cách này mới may ra cứu sống được nhiều người. Trước đó đã có các nỗ lực trong việc tìm kiếm sự cân bằng giữa đường, muối và nước để áp dụng điều trị qua đường uống. Thật vậy, bác sĩ Đại tá hải quân Robert Phillips - đã áp dụng thành công liệu pháp dung dịch mới từ cách đó vài năm.
Nghiên cứu của TS. Norbert Hirschhorn có sự kết hợp của Đại tá hải quân - bác sĩ Robert Phillips đã thành công. Thành công này còn có tên sự chung sức của một đồng nghiệp khác tên là David Sachar. David Sachar đã chỉ ra rằng cơ thể vẫn có thể vận chuyển natri khi cho thêm đường - đôi khi nó lại là chìa khóa để chống mất nước. Quan trọng nhất vẫn là tỷ lệ bao nhiêu là vừa đủ? Quá nhiều hay quá ít các thành phần góp mặt thì nó cũng có thể gây ra các tác hại nghiêm trọng. TS. Norbert Hirschhorn cho biết: “Bằng chứng của khái niệm là cơ thể có thể hấp thụ chất dịch, đồng thời sẽ làm giảm lượng chất dịch tiêu chảy thoát ra bên ngoài”.
“Tỷ lệ là đặc biệt quan trọng. Nhằm đạt được sự hấp thụ tối ưu nước mà bạn cần đến cùng một lượng đường và natri. Thêm nữa, tỷ lệ của các chất điện giải cần phải đủ thành phần chất dịch có trong cơ thể, vì thế nó có thể tự điều chỉnh và giữ cân bằng”. Đó là một nghiên cứu nhỏ chỉ với 8 bệnh nhân, trong đó liệu pháp bù nước đã được đưa thẳng vào ruột của bệnh nhân qua sonde dạ dày và nó đã chứng minh về tính hiệu quả của sự kết hợp hoạt động.
Dấu ấn
Tờ y khoa The Lancet đã mô tả về liệu pháp bù nước bằng đường uống là “tiến bộ y khoa quan trọng nhất có tiềm năng” của thế kỷ 20, mà tổ chức UNICEF còn khẳng định thêm rằng “không có cải biến y khoa nào trong thế kỷ 20 mà lại có tiềm năng phòng bệnh, ngăn ngừa nhiều bệnh nhân tử vong trong một thời điểm ngắn với rất ít chi phí bằng dung dịch mới”. Ngày nay, dung dịch bù nước oresol (ORS) đã trở nên rất nổi tiếng và được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.
Nhờ tác dụng của dung dịch muối đường, mỗi năm có hơn 50 triệu người trên toàn cầu thoát khỏi hiểm họa tử thần.
(Theo BBC NEWS, 9/8/2014)
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn