Yb
Đang truy cập : 11
Hôm nay : 529
Tháng hiện tại : 18159
Tổng lượt truy cập : 5309125
GS. Benberi cho biết, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã nỗ lực kiểm soát tình hình ngay từ khi dịch bệnh bùng phát với các biện pháp như thiết lập các trung tâm điều trị, tổ chức chôn cất an toàn và huy động nguồn lực từ các cộng đồng và chiến lược này đang phát huy tác dụng.
Tuy nhiên, ông Benberi cũng thừa nhận rằng tại một số khu vực Tây Phi, trong đó có Thủ đô Freetown của Sierra Leone và TP. Port-Loco, tình hình vẫn nghiêm trọng và cần phải tập trung các nỗ lực và phương tiện y tế để cải thiện tình hình tại những nơi đó. Ông cũng nhấn mạnh, cho tới nay, vẫn tồn tại nguy cơ lớn về sự lây lan dịch bệnh do virut Ebola sang các khu vực khác của thế giới nếu ai đó nhiễm bệnh bay tới các nước châu Á, châu Âu, khu vực Mỹ La tinh hay Bắc Mỹ. Vì vậy, cần phải nhanh chóng đạt mục tiêu cuối cùng là không còn người tử vong do Ebola.
Theo số liệu của WHO, số người tử vong vì dịch bệnh do virut Ebola gây ra tại các nước Tây Phi đã lên tới gần 7.000 người trong số hơn 16.000 người nhiễm bệnh. Tình hình nghiêm trọng nhất là tại các nước như Sierra Leone, Liberia và Guinea. Theo các chuyên gia, mỗi ngày có từ 200 - 300 người chết do lây nhiễm virut Ebola.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn