- Việt Nam là một nước khí hậu nhiệt đới, thời tiết có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mùa Hè thường kèm theo những cơn mưa lớn, lũ lụt cũng có thể xảy ra, kèm theo điều kiện vệ sinh kém nên dễ xảy ra các bệnh đường tiêu hóa. Một trong những bệnh đó là tiêu chảy cấp.
- Mùa Hè cũng là khoảng thời gian thời tiết thay đổi bất thường, diễn biến phức tạp. Điều này là một trong những yếu tố thuận lợi để dịch bệnh phát triển, đặc biệt là những bệnh lây truyền qua vật trung gian là muỗi. Sốt xuất huyết chính là một trong số đó.
- Tiêu chảy cấp và sốt xuất huyết được coi là hai trong số những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trong mùa Hè. Bệnh có nguy cơ bùng phát thành dịch và có thể dẫn tới tử vong nếu không điều trị kịp thời và đúng cách. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho độc giả những kiến thức cần biết để có khả năng phòng chống hai căn bệnh này.
* Sốt xuất huyết: Bệnh có tỷ lệ tử vong cao
- Một mối quan tâm khác mà chúng ta không thể bỏ qua trong mùa Hè là dịch bệnh sốt xuất huyết (còn gọi là bệnh Dengue xuất huyết). Sốt xuất huyết do vi-rút Dengue gây ra, thường gặp ở các nước vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Nguồn bệnh là những người mắc bệnh sốt xuất huyết, kể cả những người mắc bệnh nhẹ, không được quản lý nên là nguồn bệnh quan trọng.
- Muỗi Aedes aegypti là vật chủ trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết quan trọng. Ngoài ra loài muỗi Aedes albopictus cũng là vật trung gian truyền bệnh, loài muỗi này chủ yếu có ở nông thôn và vùng rừng núi. Muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) sống chủ yếu ở thành thị, sống trong nhà và ngoài trời ở các vùng ẩm thấp, vùng bụi rậm xung quanh nhà, muỗi cần có vũng nước để đẻ trứng và chỉ có muỗi cái Aedes mới đốt người, thường đốt vào ban ngày, đốt nhiều lần cho đến khi no. Muỗi sinh sản thuận lợi ở những dụng cụ chứa nước nhân tạo gần nhà, nhiệt độ thuận lợi cho trứng phát triển là 26oC (11-18 ngày), ở nhiệt độ cao hơn từ 32-35oC chỉ cần 4 -7 ngày để trứng phát triển.
Muỗi Aedes aegypti
- Đối tượng cảm thụ bệnh sốt xuất huyết chủ yếu là trẻ em, ở những địa phương
c
ó lưu hành dịch thì người lớn ít gặp hơn do đã có miễn dịch. Ở những địa phương có dịch lần đầu thì mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh. Thời gian ủ bệnh trung bình từ 4 -10 ngày, bệnh có biểu hiệ
n lâm sàng chủ yếu là sốt cấp diễn và xuất huyết với nhiều mức độ khác nhau. Bệnh tuy có nhiều trường hợp nhẹ nhưng có thể diễn biến nặng khi xuất huyết nặng gây sốc do giảm khối lượng tuần hoàn và có thể tử vong nếu không được cấp cứu, điều trị kịp thời.
- Bệnh Dengue xuất huyết gây nên hai rối loạn sinh lý bệnh chính trong cơ thể là giảm tính thấm thành mạch và rối loạn đ
ông máu. Những rối loạn này là nguyên nhân dẫn tới xuất huyết, giảm thể tích máu lưu hành và sốc trong bệnh sốt xuất huyết. Bệnh biểu hiện với hai hội chứng chính là hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc và hội chứng xuất huyết.
- Hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc: sốt cao đột ngột, đau mỏi người, đau cơ khớp, có thể gai rét, nhức đầu, vã mồ hôi, mệt mỏi, ăn ngủ kém, da niêm mạc có thể xung huyết... Xét nghiệm công thức máu thấy bạch cầu bình thường hoặc giảm.
Hội chứng xuất huyết: Thường xuất hiện vào ngày thứ 4 đến ngày thứ 7 của bệnh khi đang sốt cao hoặc khi bắt đầu hạ sốt, nếu không có xuất huyết tự nhiên thì khi làm nghiệm pháp dây thắt thì xuất huyết cũng xuất hiện.
Đối tượng cảm thụ bệnh sốt xuất huyết chủ yếu là trẻ em
- Xuất huyết có nhiều dạng khác nhau: có thể xuất huyết dưới da, xuất huyết niêm mạc, nguy hiểm hơn là xuất huyết nội tạng như xuất huyết tiêu hóa (nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen), xuất huyết tiết niệu (đái máu), xuất huyết đường hô hấp (ho ra máu), xuất huyết não… Xét nghiệm máu có thể thấy tiểu cầu giảm; rối loạn đông máu (tỷ lệ prothrombin giảm, fibrinogen máu giảm…). Trong đó, xuất huyết nội tạng chính là những biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh. Vì vậy việc điều trị trong gian đoạn này là nhận biết sớm các dấu hiệu của sốc, và đề phòng sốc xảy ra, phòng chống xuất huyết nội tạng.
- Theo Tổ chức y tế thế giới, 5 dấu hiệu tiền sốc của bệnh nhân sốt xuất huyết là: vật vã hoặc li bì, đau bụng dữ dội, lạnh đầu chi, xung huyết da và đái ít.
- Người bệnh cần được bổ sung dịch thể sớm để ngăn ngừa và phòng chống sốc, dù nhẹ cũng cần uống nước điện giải Oresol, lượng dịch bổ sung trung bình là 2l/24 giờ với người lớn và 100ml/kg thể trọng/24 giờ với bệnh nhi. Khi tiểu cầu giảm đe dọa xuất huyết thì cần được truyền khối tiểu cầu. Trong trường hợp có xuất huyết nội tạng người bệnh cần được truyền máu và áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp để ngăn ngừa và phòng chống sốc.
- Đối với người nghi ngờ mắc bệnh Dengue xuất huyết cần được đưa đi khám, trường hợp nhẹ có thể điều trị tại nhà theo chỉ định của bác sĩ, chú ý bù nước sớm (uống nhiều nước, uống dung dịch Oresol, nước trái cây). Hạ sốt bằng chườm mát hoặc dùng thuốc Paracetamol đúng liều lượng. Theo dõi người bệnh và diễn biến của bệnh, nếu có bất kỳ dấu hiệu xuất huyết nào hoặc diễn biến nặng (sốt li bì, bứt rứt, vật vã, chân tay lạnh, đau bụng, nôn nhiều) cần đưa ngay đến bệnh viện.
- Phòng bệnh sốt xuất huyết cần lưu ý: vệ sinh môi trường xung quanh, diệt bọ gậy, không để tích nước ở các vật dụ
ng chứa nước nhân tạo nhiều ngày (như xô, chậu, chum, vại…). Phun thuốc diệt muỗi, phòng chống muỗi đốt, đi ngủ nằm màn, kể cả ban ngày. Quản lý tốt người bệnh mắc sốt xuất huyết, cần cách
ly người bệnh để hạn chế muỗi đốt từ người bệnh lây truyền sang người lành.