Yb 5 sai lầm phổ biến khi chăm sóc trẻ bị sốt - CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM THIÊN PHÚC

Danh mục sản phẩm thuốc

HOTLINE


0986 78 78 98

02628 555 888
Email: thienphucphar@gmail.com
QC Thuoc Trai
QC Thuoc Trai 1
QC Thuoc Trai 2
QC Thuoc Trai 4

Tin Tức

Thống Kê Truy Cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 7


Hôm nayHôm nay : 1695

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 26074

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 5368627



5 sai lầm phổ biến khi chăm sóc trẻ bị sốt

Thứ bảy - 06/09/2014 10:45
5 sai lầm phổ biến khi chăm sóc trẻ bị sốt

5 sai lầm phổ biến khi chăm sóc trẻ bị sốt

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc các bệnh hơn người lớn bởi sức đề kháng ở trẻ nhỏ còn yếu và chưa hoàn thiện. Sốt là bệnh thường gặp ở bất cứ trẻ nhỏ nào. Kỹ năng chăm trẻ khi sốt là điều đa số các bà mẹ điều biết. Thế nhưng, có không ít trẻ nhỏ nhập viện với tình trạng sốt nặng, nguy hiểm đến tính mạng vì những hạn chế, kém hiểu biết trong việc xử trí khi trẻ bị sốt của cha mẹ chúng. Dưới đây là những sai lầm trong việc hạ sốt cho con các mẹ cần tránh xa.

1. Đo nhiệt độ sai vị trí

Con bạn có dấu hiệu bị sốt, chắc chắn phản ứng của các bạn là lấy cặp nhiệt độ để xác định thân nhiệt cho con. Tuy nhiên, để đo chính xác thân nhiệt cho con là điều không phải mẹ nào cũng biết làm. Việc đo nhiệt độ cho trẻ là một kỹ năng vô cùng quan trọng bởi việc này sẽ ảnh hưởng đến những quyết định về hướng điều trị để con ở nhà chăm sóc hay cần đưa con đến bệnh viện.

Thường thì đo nhiệt độ ở trẻ dưới 3 tháng tuổi nên đặt ở hậu môn để cho kết quả chính xác. Nếu con bạn không chịu cha mẹ cặp nhiệt độ ở hậu môn, bạn có thể đo ở nách của bé. Khi đo nhiệt độ ở nách, bạn nên cộng thêm từ 1 -2 độ C vào nhiệt độ ghi trên nhiệt kế vì nhiệt độ ở nách thường chênh lệch đến 2 độ C. Tuy vậy, các bác sĩ khuyên nên đưa trẻ dưới 3 tuổi đến bệnh viện khi trẻ có dấu hiệu sốt bởi kết quả chính xác với nhóm bé này là vô cùng quan trọng.

2. Không phải cứ trên 37 độ C là sốt
 

5 sai lầm phổ biến khi chăm sóc trẻ bị sốt

 

Trẻ nhỏ thường có thân nhiệt cao hơn người lớn và đặc biệt nhiệt độ của bé cao nhất trong buổi chiều và buổi tối, nhất là lúc bé vừa mới ngủ dậy. Trẻ lớn lên dần dần thì nhiệt độ cơ thể bé mới dần ổn định. Vì thế, trên 37 độ C chưa chắc bé nhà bạn đang sốt. Có thể bạn không tin, nhưng sốt nhẹ là người bạn của trẻ vì sốt giúp hệ miễn dịch của bé hoàn thiện. Chỉ khi nào con bạn sốt từ 38.5 độ C trở lên bạn mới cần dùng đến các loại thuốc khác nhau.

3. Mặc đồ kín mít cho con

PGS.TS Lê Thanh Hải, Phó giám đốc BV Nhi TƯ chia sẻ: “Thân nhiệt trẻ đang tăng cao, phải mặc thoáng mát thì mới hạ được sốt thì nhiều bà mẹ lại ủ ấm cho con khiến thân nhiệt càng tăng cao, gây nguy cơ sốt co giật”. Cho nên khi trẻ bị sốt, bạn nên cởi bớt quần áo của trẻ (không cởi hết) để tránh những cơn co giật. Hiện tượng này rất nguy hiểm dẫn đến những tổn thương ở não, gây nên chứng động kinh về sau.

4. Chườm đá, dán miếng dán lạnh để hạ sốt cho con
 

5 sai lầm phổ biến khi chăm sóc trẻ bị sốt

 

Việc dùng khăn vải bọc nước đá rồi chườm lên trán của trẻ chỉ là cách giảm sốt tạm thời. Tương tự như vậy, dùng các miếng dán lạnh cũng không phải thuốc hạ sốt và giúp trẻ hết sốt.

Nhiều phụ huynh thường hay lấy nước đá cho vào túi nilon hay khăn vải bọc lại rồi chườm trán cho bé. PGS – TS Nguyễn Tiến Dũng (Trưởng khoa Nhi BV Bạch Mai) khuyến cáo “Tôi không đồng ý với việc chườm khăn ướt hay chườm đá cho trẻ… Đó là các biện pháp vật lý chỉ có tác dụng hạ sốt trong 1 tiếng đầu mà thôi. Hiện nay, các nước châu Âu không áp dụng hạ sốt cho trẻ bằng dùng những biện pháp vật lý như vậy. Bởi vì, những cách đó thường làm cho trẻ mệt hơn, quấy hơn, thậm chí còn dẫn đến biến chứng nặng hơn”.

5. Lạm dụng thuốc đặt hậu môn

Dùng thuốc hạ sốt đặt ở hậu môn là giải pháp lý tưởng cho những trẻ sơ sinh dễ bị trớ ra hay những trẻ nhỏ sợ đắng khi dùng hạ sốt đường uống. Thế nhưng đối với trẻ nhỏ không muốn uống thuốc hạ sốt vì sợ đắng hoặc những bé sơ sinh dễ trớ khi dùng thuốc hạ sốt đường uống thì thuốc hạ sốt đặt hậu môn là giải pháp lý tưởng. Tuy nhiên, rất nhiều chuyên gia và các bác sỹ đầu nghành của Việt Nam đã từng lên tiếng khuyến cáo các mẹ không nên lạm dụng loại thuốc này. Theo thạc sĩ, bác sĩ Lê Thị Phương Huệ (Bệnh viện Thanh Nhàn) thì khi trẻ bị sốt cha mẹ không nên lạm dụng thuốc nhét hậu môn vì thuốc có thể gây tác dụng phụ. Tốt nhất là cha mẹ nên đo nhiệt độ chính xác rồi cho con uống thuốc với hàm lượng phù hợp, đủ liều lượng, trường hợp bất đắc dĩ mới phải đặt thuốc nhưng cũng không nên đặt nhiều.

 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn