Yb BỆNH SỐT RÉT: DẤU HIỆU, ĐIỀU TRỊ VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA - CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM THIÊN PHÚC

Danh mục sản phẩm thuốc

HOTLINE


0986 78 78 98

02628 555 888
Email: thienphucphar@gmail.com
QC Thuoc Trai
QC Thuoc Trai 1
QC Thuoc Trai 2
QC Thuoc Trai 4

Tin Tức

Thống Kê Truy Cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 10


Hôm nayHôm nay : 678

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 24971

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 5194540



BỆNH SỐT RÉT: DẤU HIỆU, ĐIỀU TRỊ VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

Thứ bảy - 21/06/2014 08:12
BỆNH SỐT RÉT: DẤU HIỆU, ĐIỀU TRỊ VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

BỆNH SỐT RÉT: DẤU HIỆU, ĐIỀU TRỊ VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

Sốt rét là bệnh thường xảy ra ở các khu vực ẩm ướt như vùng núi rừng, ven biển nước lợ. Bệnh dễ gây thành dịch và nguyên nhân gây bệnh do muỗi đốt người bệnh rồi lây sang cho người lành. Bệnh dễ nhầm lẫn với các bệnh khác như sốt xuất huyết, cảm cúm,… nên người dân cần phải có một số kiến thức về căn bệnh này.
 

benh sot ret dau hieu dieu tri va cach phong ngua Bệnh sốt rét: Dấu hiệu, điều trị và cách phòng ngừa

Dấu hiệu của bệnh sốt rét

Triệu chứng của bệnh thường xảy ra sau 8-25 ngày ủ bệnh. Có các biểu hiện như người bị cảm cúm. Các triệu chứng điển hình của bệnh sốt rét là kịch phát, đó là sự xuất hiện theo chu kỳ của cơn lạnh đột ngột sau đó run rẩy và sau đó sốt và đổ mồ hôi.

Một cơn sốt thường kéo dài từ 2 đến 8 giờ, và ngoài cơn sốt bệnh nhân không có cảm giác bị bệnh. Sốt thường sẽ cao từ từ hoặc cao đột ngột rồi hạ sốt dần và người bệnh lại cảm thấy bình thường. Ngoài ra có thể có các triệu chứng đi kèm khác như là: nhức đầu, mệt mỏi, suy nhược, buồn nôn, đau cơ, rối loạn tiêu hóa…

Người mắc bệnh sốt rét thường xuyên bị thiếu máu, người gầy, da xanh, niêm mạc mắt nhợt. Sốt rét có thể làm cho lách to, phù nề do suy dinh dưỡng, phụ nữ có thai mắc sốt rét dễ bị đẻ non, sảy thai, thai chết lưu, trẻ em mắc sốt rét dễ bị suy dinh dưỡng, chậm lớn.

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh dễ thành nguồn dịch lây truyền nhanh chóng từ người này sang người khác. Dễ chuyển thành ác tính và dẫn đến tử vong.

Lưu ý: Nếu thấy người cảm thấy có các triệu chứng hay dấu hiệu như trên, cần theo dõi nhiệt độ cơ thể thường xuyên bằng nhiệt kế hồng ngoại; Nếu uống thuốc hạ sốt không thấy đỡ, không nên tiếp tục cho uống mà cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để chẩn đoán và có phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Phương pháp điều trị

- Để chẩn đoán người bệnh bị sốt rét hoặc sốt xuất huyết cần dựa thêm vào yếu tố dịch tễ và làm một số xét nghiệm xác định không quá phức tạp.

- Việc chẩn đoán bệnh sốt rét chủ yếu dựa trên xét nghiệm phát hiện ký sinh trùng sốt rét trong máu, được thực hiện khá đơn giản, vấn đề quan trọng là người khám bệnh có cảnh giác, có nghĩ đến nó hay không để thực hiện sớm ngay từ đầu.

- Nếu được phát hiện sớm các bác sỹ sẽ sử dụng các loại thuốc đặc trị sẽ khỏi bệnh, nếu để chậm trễ bệnh có thể chuyển nặng, ác tính gây biến chứng não, gan, suy thận và xuất huyết…, dễ dẫn đến tử vong.

- Nếu có những dấu hiệu nào nghi ngờ bị mắc cần phải đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị sớm, tránh để các biến chứng xảy ra.

Cách phòng ngừa:

- Hiện nay, chưa có vắc-xin phòng ngừa nên biện pháp diệt trừ muỗi, bọ gậy vẫn được đặt lên hàng đầu.

- Luôn có nắp đậy ở các vật dụng chứa nước tránh để muỗi đẻ phát triển

- Luôn theo dõi nhiệt độ cơ thể của người bệnh khi sốt bằng nhiệt kế điện tử để có biện pháp xử lý thích hợp nhất

- Dọn sạch sẽ khu vực sinh sống, loại bỏ các khả năng muỗi phát triển bằng cách phát quang bụi rậm, các vật dụng chứa nước tích tụ như vỏ chai sành vỡ,…

- Luôn buông màn khi ngủ…


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn