Yb Các món ăn phòng trị cảm cúm - CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM THIÊN PHÚC

Danh mục sản phẩm thuốc

HOTLINE


0986 78 78 98

02628 555 888
Email: thienphucphar@gmail.com
QC Thuoc Trai
QC Thuoc Trai 1
QC Thuoc Trai 2
QC Thuoc Trai 4

Tin Tức

Thống Kê Truy Cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 11


Hôm nayHôm nay : 579

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 18209

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 5309175



Các món ăn phòng trị cảm cúm

Thứ bảy - 27/04/2013 18:20
Nhức đầu, nóng sốt, ớn lạnh, đau ê ẩm mình mẩy, đau họng, ho... có thể là dấu hiệu của cảm cúm. Một số món ăn sau đây giúp phòng trị cảm cúm...
Nhức đầu, nóng sốt, ớn lạnh, đau ê ẩm mình mẩy, đau họng, ho... có thể là dấu hiệu của cảm cúm. Một số món ăn sau đây giúp phòng trị cảm cúm :

- Kinh giới 15 g, bạc hà 5 g, đạm đậu xị (đậu đen chế) 10 g, gạo 100 g. Kinh giới, Bạc hà, Đạm đậu xị nấu trong 5 phút từ khi sôi (không nên nấu lâu), lấy nước bỏ bã. Gạo vo sạch nấu cháo, khi cháo chín, thêm nước thuốc, nấu chung. Mỗi ngày 2 lần, ăn lúc nóng, một liệu trình là 3 - 4 ngày. Thích hợp dùng trong bệnh cảm, phát sốt ớn lạnh, đau đầu, đau họng, bứt rứt mất ngủ và thời kỳ đầu liệt thần kinh mặt.

- Phòng phong 15 g, hành 2 cọng, gạo 100 g. Phòng phong, hành nấu lấy nước, bỏ bã. Gạo vo sạch nấu cháo, chờ khi cháo chín thêm vào nước thuốc, nấu cháo loãng. Mỗi ngày 2 lần, ăn ngay lúc nóng, dùng liền 3 ngày. Thích hợp cho người bị cảm lạnh, phát sốt ớn lạnh, sợ gió, ra mồ hôi trộm, đau đầu, đau mình, lạnh đau tê các khớp. Món ăn thích hợp hơn cho người bệnh già và trẻ dạng suy yếu.

- Hành lá to với lượng vừa đủ, nếp 60 g, gừng tươi 5 lát, giấm 5 ml. Hành cắt thành đoạn dài 3 cm (dùng 5 đoạn), cùng nếp vo sạch, gừng lát nấu thành cháo. Sau cùng nêm giấm, ăn ngay lúc nóng. Sau ăn đắp chăn cho vã mồ hôi nhẹ. Thích hợp cho người cảm lạnh, ho. Món ăn này không dùng chung với mật ong.

- Gừng tươi 50 g, gạo rang 50 g, đường đen vừa đủ. Gừng tươi rửa sạch cắt lát mỏng, cùng gạo rang nấu cháo, nêm đường đen trộn đều. Ăn ngay lúc nóng, ngưng ăn sau khi lành bệnh. Thích hợp dùng trong bệnh cảm lạnh, nghẹt mũi chảy nước mũi, ho có đàm loãng, chán ăn. Cũng có thể dùng cho người bệnh nôn ói do lạnh. Không dùng cho người cảm nóng và nôn ói do nóng dạ dày.

- Đạm đậu xị (đậu đen chế) 20 g, Kinh giới 6 g, Ma hoàng 2 g, Sắn dây 30 g, Sơn chi 3 g, Thạch cao sống 60 g, gừng tươi 3 lát, hành 2 cọng, gạo 100 g. Trước tiên các vị thuốc cho vào nồi đất nấu chung (nấu khoảng 5 phút, không lâu), bỏ bã lấy nước, cho vào gạo, cùng nấu cháo loãng. Ăn ấm lúc đói, mỗi ngày 3 lần, ngưng ăn sau khi vã ra được mồ hôi, hạ sốt. Thích hợp dùng trong bệnh cảm mà gây sốt cao, phổi nóng phát suyễn, đau đầu, không mồ hôi, bứt rứt, mất ngủ, họng khô miệng khát, và những người nhiễm bệnh do virus gây sốt cao không vã được mồ hôi. Không dùng cho người bệnh cảm lạnh, sợ lạnh.

- Bạc hà khô 15 g (tươi 30 g), gạo 100 g, đường phèn vừa đủ. Trước tiên nấu lấy nước bỏ bã (nấu 2 phút, không lâu). Gạo vo sạch nấu cháo, chờ khi cháo chín, nêm đường phèn vừa đủ và nước thuốc Bạc hà, nấu sôi gấp. Ăn khi ấm, mỗi ngày 2 lần. Thích hợp cho người bị cảm nóng, đau đầu mắt đỏ, cổ họng sưng đau. Cũng có thể làm thức uống ngừa say nắng vào mùa nóng.

- Thạch cao sống 60 g, Sắn dây 25 g, Đạm đậu xị (đậu đen chế) 2 g, Kinh giới 5 g, Ma hoàng 1,5 g, gừng tươi 3 lát, hành 3 cọng, gạo 100 g. Các vị thuốc trên rửa sơ, rồi nấu lấy nước bỏ bã, cho lắng cặn, gạo vo sạch thêm nước, sau khi nấu sôi, thêm nước thuốc, hành nấu thành cháo loãng. Ăn ngay lúc nóng, sau khi ăn vã mồ hôi hạ sốt thì ngưng. Thích hợp cho bệnh cảm sốt cao không giảm, phổi nóng ho suyễn, đau đầu, bứt rứt, mất ngủ, không mồ hôi, miệng khát, họng khô...

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn