NÊN BỔ SUNG - Chất đạm: Nên dùng thịt nạc, cá nạc, sữa đậu nành, sữa tách đường lactose.
- Uống đủ nước, ăn các loại rau xanh nhiều lá như rau ngót, rau muống, rau cải...
- Rau nên dùng phần lá non để hạn chế chất xơ không hòa tan.
NÊN TRÁNH - Trứng, nem rán, thịt mỡ, đậu đen, hành sống, rượu, bia, cà phê, nước ngọt có gas vì các loại thực phẩm này gây đầy hơi, chướng bụng.
cần tránh các thực phẩm có nhiều đường lactose, nhiều đường như quả ngọt, mật ong, các thực phẩm có nhiều chất phụ gia tạo ngọt sorbitol (có trong một số bánh kẹo ngọt) để tránh nguy cơ bị tiêu chảy, chướng bụng, đầy hơi do kém hấp thu các loại đường này.
- Tránh dùng những thức ăn cứng như: rau sống, bắp luộc vì có thể ảnh hưởng đến vết loét ở đại tràng.
- Khi chế biến thức ăn cho người viêm đại tràng nên chế biến dưới dạng hấp, luộc hoặc kho, hạn chế xào, chiên.
CẦN HẠN CHẾ - Chất kích thích: Những thực phẩm có chất kích thích thần kinh như cà phê, chocolate, trà ... đều phải kiêng.
- Các sản phẩm từ sữa: Trong sữa có đường lactose gây khó tiêu. Chất đạm của sữa có thể gây dị ứng với một số người bệnh. Nên thay thế sữa động vật bằng các loại sữa hạt như sữa đậu nành, sữa hạt óc chó hoặc dùng các loại sữa đã tách đường lactose.
- Chất béo: Tránh thức ăn có hàm lượng d
ầu mỡ quá cao như các món rán, xào, sốt.