Yb
Đang truy cập : 9
•Máy chủ tìm kiếm : 1
•Khách viếng thăm : 8
Hôm nay : 686
Tháng hiện tại : 24979
Tổng lượt truy cập : 5194548
Theo thông tin trên trang Healthplus, một trang web về sức khỏe, các bác sỹ tại Bệnh viện Tai Mũi Họng cho biết, mỗi khi mùa hè đến, về số bệnh nhân bị các bệnh về tai do đi bơi lại tăng lên.
|
Trẻ rất dễ mắc nguy cơ viêm tai do nước bể bơi không đảm bảo an toàn. Ảnh minh họa. |
Nguyên nhân là do, nước ở bể bơi không đảm bảo vệ sinh, nước vào trong tai sẽ đem theo các vi khuẩn và nấm. Thông thường nước sẽ tự chảy ra ngoài, nhưng đôi khi nó bị đọng lại khiến tai bị ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển, dẫn đến viêm. Nếu không chữa kịp thời rất dễ dẫn đến viêm tai giữa mạn tính, giảm thính lực.
Mùa hè nóng bức, nhu cầu đi bơi giải nhiệt của người dân tăng cao. Lúc này, vi khuẩn tại các bể bơi đông đúc thường sinh sôi dễ dàng và tấn công đến con người. Đặc biệt, nếu bạn ngồi lên thành bể bơi có dính dịch từ người mang bệnh viêm âm đạo, khả năng lây bệnh khá cao. Các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra như viêm tử cung, viêm tắc vòi trứng có thể gây ảnh hưởng tới khả năng sinh sản.
Ngoài ra, thay vì sắm sẵn cho mình một bộ đồ bơi ưng ý, nhiều người chọn cách thuê sẵn tại chỗ cho nhanh gọn. Tuy nhiên, đồ bơi cho thuê có hạn, mùa hè nóng bức, nhu cầu đi bơi cũng như thuê đồ bơi tăng cao, việc giặt giũ qua loa và đem ra cho thuê tiếp rất có thể xảy ra. Điều này rất nguy hiểm. Bởi nguy cơ mắc bệnh phụ khoa khi mặc chung đồ bơi, lây bệnh từ người mặc trước nếu người mặc trước bị viêm nhiễm âm đạo… là rất cao. Không kể đến việc mặc đồ ướt quá lâu khi đi bơi sẽ khiến sức khỏe "cô bé" dễ bị đe dọa khi mặc đồ bơi ẩm ướt trong thời gian dài.
Báo Vietnamnet đưa tin, các nhà khoa học khuyên, khi đưa trẻ đi bơi, các ông bố bà mẹ nên cố gắng không được cho đứa trẻ của mình uống phải nước hồ bơi hoặc ngâm mình dưới nước quá lâu, vì rất dễ nhiễm khuẩn, bệnh tiêu chảy, đau bụng, nhiễm trùng xoắn... là rất cao.
|
Đi bơi mùa hè có thể tăng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm. Ảnh minh họa. |
Giải thích về vấn đề này, các nhà khoa học cho biết, nước hồ bơi công cộng mặc dù đã được khử bằng Clo nhưng lại chứa vô cùng nhiều vi khuẩn và kí sinh trùng có hại như vi khuẩn E.Coli và các ký sinh trùng như Cryptosporidium và Giardia có xu hướng lây lan rộng khi không có đủ Clo để khử chúng trong hồ bơi, hoặc nồng độ pH của nước quá thấp.
Bên cạnh đó, một loại vi khuẩn khác là vi khuẩn trùng xoắn, gây ra bệnh nhiễm khuẩn nghiêm trọng dễ dàng mắc phải khi tiếp xúc trực tiếp với nước tiểu của người nhiễm bệnh.
“Nhiều người nghĩ rằng hồ bơi có mùi clo tức là nó sạch sẽ. Nhưng thực chất thứ mùi đó là mùi của chất Chloramines – sản phẩm kết hợp giữa clo và vi khuẩn, nước tiểu và mồ hôi”, Mary Ostrowski, giám đốc của The Chlorine Issues (Các vấn đề về Clo) của Hội đồng thương mại Hóa học Hoa Kỳ cho biết.
Hen suyễn và ung thư bàng quang
Những phát hiện mới công bố trong tuần nay phân tích mối liên kết của việc sử dụng những chất khử trùng trong các bể bơi giải trí tới làm tổn thương tế bào di truyền đã cho thấy một số tác động xấu đến sức khỏe như bệnh suyễn và ung thư bàng quang.
Bởi ngoài các chất hữu cơ và chất khử trùng nhà nghiên cứu Michael Plewa, Giá sư Di truyền học ở Đại học Illinois cho biết, nước bể bơi còn chứa mồ hôi, tóc, da, nước tiểu và các sản phẩm tiêu dùng như mỹ phẩm và kem chống nắng từ những người xuống bơi.
Theo các nhà nghiên cứu, những sản phẩm này sẽ kết hợp các chất khử trùng, việc tiếp xúc lâu dài với chúng có thể dẫn tới đột biến gen, dị tật bẩm sinh, đẩy nhanh quá trình lão hóa, gây ra các bệnh về đường hồ hấp, thậm chí là nguyên nhân khởi phát bệnh ung thư.
Chú ý: Mọi người cần đặc biệt chú ý, khi gặp những biểu hiện khi bơi về như thấy ngứa mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, nước mũi đục vàng hoặc xanh; Mệt mỏi, sốt, nhức đầu; Tai ngứa, đau tai, nặng hơn có thể chảy mủ vàng… cần đi khám ngay.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn