Yb Lưu ý khi điều trị viêm mũi xoang ở người cao tuổi - CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM THIÊN PHÚC

Danh mục sản phẩm thuốc

HOTLINE


0986 78 78 98

02628 555 888
Email: thienphucphar@gmail.com
QC Thuoc Trai
QC Thuoc Trai 1
QC Thuoc Trai 2
QC Thuoc Trai 4

Tin Tức

Thống Kê Truy Cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 12

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 10


Hôm nayHôm nay : 510

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 18140

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 5309106



Lưu ý khi điều trị viêm mũi xoang ở người cao tuổi

Thứ bảy - 30/11/2013 08:16
Lưu ý khi điều trị viêm mũi xoang ở người cao tuổi

Lưu ý khi điều trị viêm mũi xoang ở người cao tuổi

Việc chẩn đoán và điều trị viêm mũi xoang dị ứng ở những người lớn tuổi thường gặp nhiều khó khăn do nhóm tuổi này thường mắc phối hợp nhiều bệnh lí và gặp khó khăn trong việc tuân thủ điều trị. Các yếu tố gây bệnh hoặc làm nặng bệnh thường gặp đối với viêm mũi xoang dị ứng ở người lớn tuổi là bụi nhà, phấn hoa, thay đổi thời tiết, khói thuốc lá, bụi...
Trong điều trị, trước tiên cần xác định và loại bỏ các yếu tố gây bệnh hoặc làm nặng bệnh nếu có thể. Các loại corticosteroid xịt mũi như budesonide, fluticason propionate, beclomethason là các thuốc được lựa chọn đầu tiên do có hiệu quả trong tất cả các thể viêm mũi và độ an toàn tương đối cao. Để đảm bảo hiệu quả, cần lưu ý rửa sạch mũi và lắc đều lọ thuốc trước khi xịt. Nếu có biểu hiện chảy máu cam sau dùng thuốc xịt, nên chuyển sang một chế phẩm corticosteroid xịt mũi khác có chứa propylen glycol hoặc một thuốc kháng histamin xịt mũi. Nếu corticosteroid xịt mũi đơn thuần không có hiệu quả nên dùng phối hợp thêm các thuốc kháng histamin uống hoặc xịt mũi như loratadin, cetirizin, fexofenadin, azelastin. Ở người lớn tuổi, nên tránh dùng các thuốc kháng histamin thế hệ 1 như promethazin, chlorpheniramin vì có thể gây buồn ngủ, lo lắng, lú lẫn, bí tiểu, táo bón, tụt huyết áp... Những trường hợp chỉ có viêm mũi xoang đơn thuần không đi kèm với viêm kết mạc, nên dùng các thuốc kháng histamin xịt mũi như azelastin vì có tác dụng nhanh và ít tác dụng phụ.
Trong trường hợp các thuốc trên không hiệu quả hoặc không thể được dung nạp, có thể cân nhắc việc điều trị giảm mẫn cảm đặc hiệu với dị nguyên gây bệnh nếu có thể xác định được các dị nguyên này. Tuy nhiên, phương pháp này mất nhiều thời gian và có thể gây ra một số phản ứng phụ như kích ứng tại chỗ tiêm, dị ứng, sốc phản vệ...               
 
  ThS. Nguyễn Thu Hiền
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn