Yb NHO KHÔ NGÂM GIẤM - XUA BỆNH & SỐNG LÂU - CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM THIÊN PHÚC

Danh mục sản phẩm thuốc

HOTLINE


0986 78 78 98

02628 555 888
Email: thienphucphar@gmail.com
QC Thuoc Trai
QC Thuoc Trai 1
QC Thuoc Trai 2
QC Thuoc Trai 4

Tin Tức

Thống Kê Truy Cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 13

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 11


Hôm nayHôm nay : 689

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 39482

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 5382035



NHO KHÔ NGÂM GIẤM - XUA BỆNH & SỐNG LÂU

Thứ bảy - 27/04/2013 18:53
"Gốc tự do" trong cơ thể có nhiệm vụ bảo vệ chúng ta, để tránh mầm bệnh xâm nhập. Đay là hiện tượng trong trạng thái bình thường. Tuy nhiên, một nguyên nhân nào đó làm cho tác dụng của gốc tự do trở nên bất thường, nó sẽ quấy nhiễu trạng thái bình thường của tế bào dẫn đến hiện tượng lão hóa như nám, tàng nhang, nếp nhăn, cũng như trở thành nguyên nhân của bệnh thời đại như ung thư, xơ cứng động mạch, tăng huyết áp, bệnh tiểu đường... Để bảo vệ cơ thể tránh tác hại của gốc tự do, tất phải hấp thu chất chống oxy hóa mà mỗi người đề biết là rượu vang đỏ (có chứa polyphenol).

Thế nhưng "polyphenol" có rất nhiều chủng loại, sức tác dụng và hiệu lực của chúng cũng không giống nhau. Xét về cơ thể chúng ta, tốt nhất hấp thu polyphenol nhiều nhất - hiệu quả tốt hơn - cũng như không tốn thời giờ chế biến nho khô.

- Polyphenol tập trung nhiều nhất ở phần vỏ quả nho cho nên muốn hấp thu nhiều polyphenol tất cần ăn vỏ. Một số người khi ăn nho thường lột vỏ, chỉ ăn phần ruột - cách ăn này không thể hấp thu polyphenol một cách đầy đủ. Mặt khác, nho phơi (sấy) khô sẽ nhỏ hơn rất nhiều so với nho tươi, ăn nuốt cả vỏ lẫn hạt một cách rất dễ dàng, chỉ ăn bằng cách này mới đạt hiệu quả, tất nhiên cũng có thể hấp thu được nhiều polyphenol.

- Xét về mặt hiệu quả, nho tươi không thể so sánh với nho khô. Nho khô chứa anthocyanidin có sức chống oxy hóa rất mạnh. Nho khô sau khi qua phơi sấy cũng là quá trình sau khi thoát nước, do các thành phần được “cô chiết” cho nên dù ăn rất ít cũng có thể hấp thu được thành phần hiệu quả anthocyanidin một cách đầy đủ. Ngoài ra, nó không giống như nho tươi dễ hư thối mà có thể "bảo tồn" lâu hơn. Nho chứa nhiều đường cho nên vi sinh vật như nấm mốc rất khó sinh sinh sôi, việc bảo tồn tương đối dễ dàng hơn. Trước đây khi chế biến nho khô người ta thích phơi sấy cả vỏ để tăng tính bảo tồn về sau. Cách làm này xét về góc độ khoa học cũng rất hợp lý. Bởi vì phần vỏ quả chứa nhiều polyphenol, có tác dụng phòng ngừa nấm mốc sinh sôi. Có lẽ, mỗi người đã hiểu những điểm tốt của nho khô. Thế nhưng, có một phương pháp có thể làm cho những điểm tốt nổi bật là cách dùng giấm ngâm với nho khô.

- Nho khô sau khi phối hợp với giấm làm cho chất anthocyannidin trong đó càng ổn định hơn, càng phát huy hiệu quả anthocyannidin một cách có lợi nhất.

CÁCH CHẾ BIẾN NHO KHÔ NGÂM GIẤM
        Vật liệu: nho khô 1 ly (dùng cho 10 ngày), giấm (thiên nhiên tự chế) 1 bình nhỏ, 1 keo đựng có thể đậy kín.
        Cách làm:
1.      Ly nho khô cho vào keo đựng.
2.      Đổ giấm vào keo, cho đến khi ngập qua mặt nho khô.
3.      Chỉ ngâm một đêm, giấm sẽ ngấm vào trong nho làm nho phình lên, mỗi ngày dùng 1 muỗng lớn thì đủ.
        Nếu bạn không thích vị chua nồng của giấm, hãy thử đổ vào keo đựng một muỗng lớn nước đun sôi để nguội sẽ làm bớt vị chua.
        Công hiệu: Giàu chất chống Oxy hóa, xua bệnh sống lâu.
HAI CÁCH KHÁC DÙNG NHO KHÔ NGÂM GIẤM
        * Nho khô giấm kèm sữa chua: Khi dùng sữa chua, hãy thử thêm một ít nho khô ngâm giấm sẽ làm cho món sữa càng thêm khoái khẩu, có trợ giúp rất lớn đối với sức khỏe.
       * Nho khô giấm kèm sà lách: Món xà lách (salad) thêm vào một ít nho khô ngâm giấm, không chỉ tăng thêm vị bùi và dinh dưỡng, đồng thời cũng làm cho món rau cang thêm bắt mắt trông đẹp hơn.

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn