Yb Những điều bạn cần biết giúp hạn chế phản ứng có hại của thuốc - CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM THIÊN PHÚC

Danh mục sản phẩm thuốc

HOTLINE


0986 78 78 98

02628 555 888
Email: thienphucphar@gmail.com
QC Thuoc Trai
QC Thuoc Trai 1
QC Thuoc Trai 2
QC Thuoc Trai 4

Tin Tức

Thống Kê Truy Cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 17

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 15


Hôm nayHôm nay : 469

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 18099

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 5309065



Những điều bạn cần biết giúp hạn chế phản ứng có hại của thuốc

Thứ bảy - 23/11/2013 09:29
Những điều bạn cần biết giúp hạn chế phản ứng có hại của thuốc

Những điều bạn cần biết giúp hạn chế phản ứng có hại của thuốc

Những yếu tố nguy cơ gây nêan phản ứng có hại của thuốc Với nhóm bệnh nhân trẻ nhỏ và người cao tuổi là đối tượng có nguy cơ cao. Hiện tượng phản ứng có hại của thuốc cũng thường gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Ðặc biệt với người đã từng bị dị ứng hoặc phản ứng với thuốc hoặc thiếu hụt một số enzym chuyển hóa cũng gặp phản ứng có hại cao và nặng hơn người bình thường. Liều dùng cao, thời gian dùng kéo dài hoặc uống nhiều thuốc trong một phác đồ điều trị cũng khiến phản ứng có hại tăng lên theo cấp số nhân. Ngoài ra, công thức bào chế và thành phần tá dược của thuốc cũng đóng góp một phần không nhỏ gây ra hiện tượng phản ứng có hại.
Thuốc là những chất dùng cho cơ thể người để phòng và chữa bệnh hoặc làm thay đổi một chức năng sinh lý. Khi vào cơ thể, một thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng nhưng thường chỉ có một trong số các tác dụng đó được dùng với mục đích điều trị và được gọi là tác dụng chính, tác dụng có lợi. Phần lớn các tác dụng khác được gọi là tác dụng không mong muốn, tác dụng phụ hoặc phản ứng có hại do thuốc  gây ra.
Các tác dụng không mong muốn của thuốc gồm những loại nào?
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), phản ứng có hại của thuốc là một phản ứng độc hại, không được định trước, xảy ra ở liều thường dùng cho người để phòng bệnh, chẩn đoán hoặc điều trị bệnh. Như vậy, phản ứng có hại của thuốc là tên gọi chung cho mọi tác dụng không mong muốn xảy ra khi dùng thuốc đúng liều. Nguy cơ xuất hiện phản ứng có hại của thuốc là hậu quả không thể tránh khỏi khi dùng thuốc, trong những thập kỷ vừa qua, nhiều nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do thuốc là một vấn đề y tế lớn cần được sự quan tâm của cả cộng đồng. Các phản ứng có hại của thuốc được chia làm hai loại.
Thứ nhất là phản ứng dạng A. Đây là các phản ứng tăng nặng bao gồm tác dụng độc nguyên phát hoặc tác dụng mở rộng của thuốc. Tác dụng không mong muốn này có liên quan đến đặc tính dược lý của thuốc, với các đặc điểm là có thể dự đoán trước, thường phụ thuộc vào liều dùng và là tác dụng dược lý quá mức hoặc là biểu hiện của tác dụng dược lý ở một vị trí khác.
Thứ hai là phản ứng dạng B. Đây là phản ứng lạ bao gồm phản ứng dị ứng, phản ứng đặc ứng (là những phản ứng có hại của thuốc đặc biệt khác thường không liên quan đến tác dụng dược lý đã biết, do nhạy cảm cá nhân bẩm sinh) và hiện tượng phụ thuộc thuốc. Phản ứng dạng này có các đặc điểm không dự đoán trước được, không liên quan đến tác dụng dược lý đã biết của thuốc, là tác dụng lạ và không phụ thuộc rõ ràng vào liều dùng. Khi gặp phải phản ứng có hại của thuốc dạng này thường phải dừng thuốc ngay lập tức và áp dụng các kỹ thuật chuyên môn để ngăn chặn diễn biến nặng của phản ứng.
 


 
 
images/baiviet/2182013/tapchiyduoc1377024906.jpg
Một trong những tác dụng không mong muốn của thuốc là phản ứng dị ứng.

 
Vì sao thuốc có các tác dụng không mong muốn?
Các phản ứng có hại của thuốc dù ở dạng nào cũng liên quan đến 3 nhóm nguyên nhân cơ bản, đó là do bào chế, dược động học và dược lực học.
Nhóm nguyên nhân liên quan đến bào chế thường gặp ở cả hai týp, trong đó phản ứng có hại của thuốc ở týp A phải kể đến là hàm lượng thuốc và tốc độ giải phóng hoạt chất. Phản ứng có hại của thuốc ở týp B lại phải kể đến sự phân hủy các thành phần dược chất, tác dụng của các tá dược có trong thành phần dược phẩm, tác dụng của các sản phẩm phụ trong quá trình tổng hợp hóa học dược chất.
Nhóm nguyên nhân dược động học thường xảy ra phản ứng dạng A, trong đó nguyên nhân liên quan đến phản ứng có hại là tất cả các yếu tố dẫn đến thay đổi về khả năng hấp thu, phân bố, chuyển hóa, thải trừ thuốc gây tăng nồng độ thuốc có trong huyết tương hoặc mô đích. Các yếu tố đó thường là tính chất dược học và hóa lý của thuốc, thức ăn ở trong đường tiêu hóa, nhu động của đường tiêu hóa, bệnh lý của đường tiêu hóa đi kèm, khả năng chuyển hóa thuốc ở gan, khả năng gắn thuốc vào protein huyết tương... trong khi đó yếu tố gây ra phản ứng có hại của thuốc ở týp B lại là khả năng chuyển hóa thuốc sinh ra các chất độc cho cơ thể.
Nhóm nguyên nhân dược lực học thì với týp A thường là do sự tăng tính nhạy cảm của cơ quan đích với thuốc. Còn với týp B thường là do phản ứng dị ứng hoặc liên quan đến thiếu hụt di truyền.
Làm sao để hạn chế phản ứng có hại của thuốc?
Về phía bác sĩ thì cần phải hạn chế số thuốc dùng, chỉ kê đơn những thuốc thực sự cần thiết cho bệnh nhân. Thầy thuốc cần phải nắm vững thông tin về loại thuốc đang dùng cho bệnh nhân, xem xét kỹ có tương tác thuốc hay không. Ngoài ra phải biết rõ về tiền sử bệnh của bệnh nhân, đặc biệt là các đối tượng bệnh nhân có nguy cơ cao như trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú, người có bệnh lý gan thận, tiền sử dị ứng... Bác sĩ cũng cần chỉ dẫn rõ cho người bệnh hiểu về bệnh tật và cách sử dụng thuốc cho đúng, cách nhận biết sớm các biểu hiện của phản ứng có hại. Theo dõi sát bệnh nhân, phát hiện sớm các biểu hiện của phản ứng bất lợi do thuốc và có những xử trí kịp thời.
Tóm lại, khi sử dụng thuốc để phòng bệnh, chẩn đoán điều trị, phải xem xét cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ của thuốc để lựa chọn thuốc phù hợp với đặc điểm bệnh nhân và tình trạng bệnh tật. Nếu hiểu biết đầy đủ về thuốc sử dụng, đặc điểm người bệnh và các yếu tố ảnh hưởng làm tăng nguy cơ phản ứng có hại của thuốc thì có thể hạn chế được. Với bệnh nhân, tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc, chỉ dùng thuốc khi có ý kiến của bác sĩ tuân thủ điều trị theo hướng dẫn, kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường, báo cho bác sĩ để có những biện pháp xử lý kịp thời.
ThS. Nguyễn Vân Anh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn