Yb
Đang truy cập : 7
•Máy chủ tìm kiếm : 1
•Khách viếng thăm : 6
Hôm nay : 568
Tháng hiện tại : 24861
Tổng lượt truy cập : 5194430
Bạn có thể phòng và điều trị triệu chứng của các bệnh trên tại nhà bằng đơn giản bằng muối ăn. Phương pháp điều trị này không chỉ đơn giản, dễ làm mà bạn không phải lo lắng đến các tác dụng phụ của nó.
Khi mắc cúm, thường có các triệu chứng khó chịu như mệt mỏi, tắc mũi, chảy nước mũi, khó thở… làm người bệnh rất khó chịu. Để điều trị giảm bớt các triệu chứng khóc chịu này, bạn có thể rửa mũi bằng nước ấm.
Bạn cho 1/4 thìa cà phê muối ăn với 1/4 thìa cà phê muối nở trộn đều, hòa tan trong 250ml nước ấm. Tiếp đó, bịt một bên mũi, dùng dụng cụ để bơm dung dịch đó vào mũi bên kia. Sau đó, để cho nước mũi chảy ra cho sạch. Làm như vậy với cánh mũi con lại. Với cách làm này, bạn có thể loại bỏ các virus trú ngụ trong vòm họng, mũi, giúp giảm các triệu chứng ngạt mũi.
Viêm họng, viêm Amydan gây ho, đau và nóng rát vùng họng là bệnh lý khá phổ biến trong mùa đông. Bệnh thường do virus gây ra. Để khắc phục triệu chứng đau họng, làm dịu cổ họng và giảm nhiễm trùng nhanh chóng và dễ dàng, bạn có thể súc miệng với nước muối ấm. Để dự phòng và điều trị chứng viêm họng, viêm Amydan, bạn có thể cho một thìa cà phê muối ăn vào trong khoảng 250ml nước ấm để súc miệng hàng ngày.
Có khá nhiều người bị viêm mũi xoang trong tiết trời khô, lạnh này. Để giảm bớt các triệu chứng của viêm mũi xoang khi bạn chưa muốn đến gặp bác sỹ, bạn cũng có thể áp dụng cách rửa mũi nói trên để điều trị tại nhà.
Rửa mũi bằng nước muối không chỉ có tác dụng loại bỏ chất nhầy bị đông đặc trong mũi gây khó thở, mà còn loại bỏ vi khuẩn, virus trong mũi làm bệnh tiến triển tốt và nhanh khỏi hơn.
Bạn cần làm nóng một bát muối trong lò vi sóng hoặc chảo từ 3-5 phút.Tiếp đó, bạn cho bát muối đó vào trong một miếng vải sạch, buộc chặt lại. Khi miếng vải ấm lên, bạn hãy nằm xuống và đặt miếng vải lên vùng tai bị ảnh hưởng từ 5-10 phút. Làm liên tục hàng ngày trong một tuần. Tai bị tổn thương sẽ giảm sưng, đau, dịch ở tai loãng, chảy ra ngoài, tình trạng nhiễm trùng sẽ nhanh khỏi hơn nhờ nhiệt sinh ra từ chiếc khăn sạch bọc muối nóng. Nhưng, bạn cần lưu ý tránh chườm lúc khăn còn quá nóng có thể sẽ gây bỏng.
Khi bệnh trở nên nặng hơn thì phương pháp sử dụng muối trị bệnh như trên không còn hiệu quả. Do vậy, nếu bệnh không đỡ sau một vài ngày thì bạn nên đi khám để được bác sĩ điều trị theo hướng khác.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn