Yb Khi nào cần bổ sung estrogen - CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM THIÊN PHÚC

Danh mục sản phẩm thuốc

HOTLINE


0986 78 78 98

02628 555 888
Email: thienphucphar@gmail.com
QC Thuoc Trai
QC Thuoc Trai 1
QC Thuoc Trai 2
QC Thuoc Trai 4

Tin Tức

Thống Kê Truy Cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 2

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 1


Hôm nayHôm nay : 1137

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 19562

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 4979512



Khi nào cần bổ sung estrogen

Thứ sáu - 03/07/2015 21:08
Khi nào cần bổ sung estrogen

Khi nào cần bổ sung estrogen

Estrogen là hormon sinh dục nữ nên thuốc có rất nhiều tác dụng
Estrogen là hormon sinh dục nữ nên thuốc có rất nhiều tác dụng, trước hết nó có vai trò trong việc điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, bên cạnh đó, nó đóng vai trò chủ đạo trong việc phát triển giới tính và cơ quan sinh dục nữ như âm đạo, vòi trứng, nội mạc tử cung... tạo nên các đặc tính thứ phát của giới nữ như giọng nói thanh, vai nhỏ, ngực nở và điều hòa phân bố mỡ tạo hình dáng phụ nữ.

Trong cơ thể phụ nữ trưởng thành có các chất estradiol, estron và estriol là các estrogen được nhau thai và buồng trứng tiết ra, trong đó estradiol có hoạt tính mạnh nhất và là sản phẩm bài tiết chính của buồng trứng. Hiện tại người ta có thể tổng hợp được các estrogen là estron và estriol để bổ sung khi cơ thể bị thiếu hụt. Các estrogen tự nhiên không dùng đường uống, dùng đường uống chủ yếu là các estrogen tổng hợp.

Khi sử dụng liều cao thuốc ức chế ngược làm ngừng sản xuất estrogen, trứng không phát triển và không bám vào niêm mạc tử cung, do đó ngăn cản sự thụ thai, làm ngừng bài tiết sữa. Ngoài ra, thuốc còn có một số tác dụng khác như tăng đồng hóa, ngăn ngừa tiêu xương, làm giảm LDL và tăng HDL - cholesterol nên có tác dụng ngăn ngừa xơ vữa động mạch ở giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh...

Nhưng cần lưu ý có một số tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc như căng ngực, buồn nôn, nhức đầu, vàng da, ứ mật, tăng calci máu, tăng cân; có thể gây ung thư nội mạc tử cung, ung thư vú.

Vì vậy, thuốc được chỉ định hạn hẹp trong một số bệnh lý: sau cắt buồng trứng, dậy thì muộn, rối loạn tiền mãn kinh và mãn kinh; làm thuốc tránh thai; điều trị rối loạn kinh nguyệt; điều trị bệnh nam hóa (phụ nữ mọc râu, trứng cá); điều trị ung thư tuyến tiền liệt.

Thuốc không được dùng cho người bệnh gan; người mắc bệnh tăng huyết áp và huyết khối tắc mạch; phụ nữ mang thai và cho con bú; ung thư tử cung, ung thư vú.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: sinh dục

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn